Theo Quyết định số 7896/QĐ-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 5/10/2014, Việt Nam đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm. Đó là thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Theo Quyết định này, mức áp thuế chống phá giá được áp dụng từ 3,07% đến 37,29%.
Các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá thuộc các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.
Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong 5 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực. Sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh 20.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp thuế chống phá giá với sản phẩm nhập khẩu. Song với thế giới, việc áp thuế này đã được các nước sử dụng từ lâu nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội địa kinh. Như vậy, các doanh nghiệp thép trong nước sẽ “dễ thở” hơn sau quyết định được cho là khá chậm trễ này. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thép không gỉ nhập khẩu để sản xuất sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Bởi, giá nguyên liệu tăng sẽ khiến cho giá bán sản phẩm cũng tăng theo, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này.
Hiện nay, thép không gỉ nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu được sử dụng trong các ngành như: công nghiệp sản xuất đồ gia dụng, các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn...
Nguồn tin: SMkinhte
Cầu Bạch Đằng 2 – Đồng Nai
05/09/2023
Cầu Bạch Đằng 2 do Ban Quản lý dự án...